Hầu hết những trần nhà ngày nay đều được làm theo một cách: trần thạch cao phẳng. Đây là phương pháp đơn giản nhất, nhưng nó không thể hiện tính sáng tạo. Những đường gờ và những chi tiết trang trí khác không được thể hiện nổi bật với phương pháp này. Vì vậy bài viết này sẽ đề cập đến những phương pháp khác để cải tiến trần nhà của bạn.
Trong bài viết này, chúng tôi sẽ đề cập đến 4 hạng mục cụ thể: phương pháp khoét trần, kết hợp nhiều loại vật liệu, giật cấp tạo điểm nhấn và giật cấp tạo nhiều không gian cho trần nhà.
Phương pháp khoét/cắt trần
Đơn giản, chúng ta có thể thấy trên hình, trần nhà khu vực bếp được cắt rời một mảng, để lộ khoảng hở trên sàn nhà của tầng trên. Bên trái của khu vực bếp, chúng ta có thể thấy được cầu thang đi lên tầng trên. Chất liệu gỗ cho những khe hở được sử dụng giống như gỗ của quầy bếp bên dưới.
Nhìn từ góc độ khác, chúng ta sẽ thấy được cầu thang bên cạnh bếp và bên ngoài cũng làm giống y như vậy. Bây giờ chúng ta hãy lên trên xem nào.
Phòng ngủ này có một điểm đặc biệt, đó là cửa sổ mái trên đầu giường. Cửa sổ mái giúp cho trần nhà đỡ tẻ nhạt và cho phép nhìn ra ngoài bầu trời.
Nguyên liệu
Ở khu vực sinh hoạt trên hình, chúng ta có thể nhìn thấy trần, vách và gỗ dán màu trắng được sử dụng cho toàn không gian phòng. Sử dụng gỗ dán để ngăn khu vực và nối liền trần nhà với vách gỗ bên phải căn phòng.
Kết hợp với vách gỗ xung quanh căn phòng, những xà gồ tạo thành những đường rãnh trên trần nhà màu trắng tạo nên một điếm nhấn ngay khu vực trung tâm phía trên giường ngủ. Lối thiết kế trên giống như một sự đảo ngược của một kiến trúc gỗ thông thường với trần nhà nằm ở dưới.
Trần giật cấp tạo điểm nhấn
Trên hình, chúng ta có thể nhìn thấy được phần trần nhà màu vàng nổi bật nhô ra khỏi trần nhà trắng thường dùng tại khu vực bếp. Phần rãnh của phần trần màu vàng này được treo đầy các đèn hình dây chuyền. Thật là sáng tạo và nổi bật phải không?
Đứng trên gác lửng nhìn xuống, chúng ta thấy đứng phần trần kéo dài vượt qua lan can kính của gác. Đây là một cách để chúng ta có thể quét bụi.
Khu vực nhà bếp được lắp đặt theo một phương pháp tương tự như ví dụ trên nhưng bằng màu sắc, nguyên liệu khác và có thêm mái đua tường. Kiến trúc trần nhà trên giúp cho khu vực bếp và bàn ăn thêm riêng tư.
Trần giật cấp tạo không gian khác nhau
Chúng ta có thể cắt, khoét để tạo nên những độ cao khác nhau cho trần nhà. Trong ví dụ ở trên, trần nhà thấp giúp cho khu vực bếp có thêm tính riêng tư, trong khi khu vực sinh hoạt lại có thêm nhiều không gian hơn.
Đứng từ khu vực sinh hoạt nhìn vào bếp, chúng ta có thể nhìn thấy loại trần giật cấp (trần nhà với những độ cao khác nhau) góc trên bên phải. Và chúng ta có thể lắp đặt bộ phận điều hòa không khí trên vách tường thẳng đứng, như vậy trần nhà của chúng ta sẽ không có bất kỳ khe hở nào.
Trên hình là khu vực sinh hoạt với trần giật cấp giống như ví dụ trước, kết hợp với sự phần tường nhô ra khỏi vách tường bên phải, tạo nên sự độc đáo cho khu vực sinh hoạt.
Cùng tấm hình trước đó, nhưng đứng từ góc nhìn ngược lại, chúng ta sẽ thấy trần nhà thấp bên tay phải – để lộ khe thông gió được lắp đặt ở giữa 2 mặt phẳng của trần cao và trần thấp. Trần nhà cao giúp mang ánh sáng tự nhiên vào căn phòng ngay cả khi những bức màn được kéo lại.
Vĩnh Tường dịch