Nhà nóng điên người - Tăng Mộc giảm Hỏa

Chuyện nhà cửa oi bức nóng nực không chỉ đơn thuần do thời tiết, khí hậu và không thể hạ nhiệt cho ngôi nhà chỉ bằng cách bật máy lạnh. Bằng việc thuận cho nhà thuận với phong thủy, ta cũng có nhiều cách để hạ nhiệt không gian sống. Hỏa (sức nóng) tại nơi cư ngụ phát sinh từ ngoài vào trong, từ trong ra ngoài bởi nhiều căn nguyên: dịch lý, vật lý và cả tâm lý. Lẽ thường theo ngũ hành thì “Mộc sinh Hỏa”, nhưng thực ra trong giải pháp phong thủy nếu biết tăng Mộc thì hoàn toàn có thể giảm Hỏa cho ngôi nhà. Mộc ở đây cần hiểu theo nghĩa rộng – đó là cách thức cư xử trong xây cất và bài trí biết tôn trọng thiên nhiên, cũng là nguyên tắc cơ bản của trào lưu kiến trúc xanh đang thịnh hành hiện nay. 

Hài hòa không gian 

Không phải là học kiểu dáng hay sao chép lại chi tiết của ngôi nhà truyền thống, cũng không phải mô phỏng, bắt chước những biệt thự kiểu “Tây”, mà chúng ta nên đúc kết tinh thần thích ứng với khí hậu, thổ nhưỡng của dân Việt trên đất Việt vốn ở trong vùng nhiệt đới gió mùa nóng ẩm.

 

   Nha_nong_dien_nguoi1

Khoảng trống quanh nhà được “mềm hóa” bởi cây cỏ và mặt nước – để cho “đất thở” cũng là giúp con người dễ thở hơn

Hướng nhà: Khoa học phong thủy luôn nhắc nhở người làm nhà và người cư ngụ quan tâm đến việc tạo thế trước khi tạo hình. “Vợ hiền hòa – nhà hướng Nam”, nếp nhà xưa tạo thế rất khôn khéo nhờ biết mở cửa, xoay mặt nhà dài về hướng Nam để các mảng tường đầu hồi và công trình phụ sang trục Đông – Tây. Nhờ vậy, các phòng ốc sinh hoạt chính trong nhà luôn được hưởng đủ nắng gió cần thiết nhưng không bị quá nóng hay quá lạnh.

Không gian: Đối với nhà đứng trong vườn, vườn che chở nhà, đó là trường hợp có đất rộng. Đối với nhà ống hun hút không có vườn thì phải khéo mở những khoảng rỗng để đan cài cây xanh. Dùng Thủy để khắc Hỏa cũng là cách hiệu quả, từ việc bố trí hồ nước, quan hệ nhà – ao – vườn theo mô hình sinh thái khép kín truyền thống cho đến đặt hòn non bộ, làm thác nước nhân tạo… trong điều kiện đất đai phố thị chật hẹp.

Do tính chất Mộc sinh Hỏa nên nếu lạm dụng vật liệu gỗ trong nhà sẽ khiến tăng thêm cảm giác nóng nực, nhất là trong nhà phố hẹp. Nên học tập mô hình nhà vườn truyền thống: Mộc bên trong thì phải có Mộc bên ngoài làm xiêm áo che chở.

Chăm sóc “kiến trúc” trong nhà

Khoa học đã chứng minh các bề mặt bê tông hay kim loại luôn tích nhiệt và nhả nhiệt nhiều hơn là các bề mặt “mềm”, rỗng, xốp, có khoảng đối lưu khí bên trong và chung quanh. Vì thế, thay vì lát gạch kín mít, hãy dành chỗ để đất thở và thấm nước, để cỏ cây len lỏi, tỏa bóng.

Nha_nong_dien_nguoi2

Những “mảng xanh” được xem là nơi để đất thở và che bớt nắng cho nhà

Nguyên tắc thông gió tốt cho nhà là phải có lối cho gió vào gió ra, luân chuyển đối lưu. Nếu thấy nhà nóng bức khó chịu thì cần kiểm tra lại các giải pháp nội ngoại thất để nhận diện nguyên nhân làm cản trở sự lưu thông không khí. Trong nội thất, chúng ta có thể tăng màu xanh cho nhà bằng nhiều cách:

  • Dùng màu sơn hay giấy gián tường, vách màu xanh hay nhã sẽ làm dịu đi không gian nóng bức của ngày hè. Riêng đối với hạng mục trần, cũng có một vai trò không nhỏ để “hạ nhiệt” cho ngôi nhà của bạn. Với sự đa dạng về thiết kế và màu sắc trần nhà như hiện nay, ta có thể tìm thấy nhiều kiểu trần phù hợp với phong thủy. Trong đó, bộ sưu tập trần nổi của công ty CP CN Vĩnh Tường đang rất thịnh hành bởi sự đa dạng, chất lượng. Vĩnh Tường có những gói giải pháp chống nóng hiệu quả. Những vật liệu xây dựng nhẹ như thạch cao, tấm calcium silicate DURAflex rất tốt cho việc chống nóng.
  • Việc bố trí ánh sáng hợp lý cũng giảm Hỏa tốt hơn. Ví dụ ban đêm (âm thịnh) dùng nhiều ánh sáng vàng, chiếu sáng điểm và bổ sung đèn pha vào các góc khuất, trong khi ban ngày (dương thịnh) cần bổ sung ánh sáng trắng, ánh sáng khuếch tán để làm dịu không gian.

Mẫu hoa văn với sắc xanh trần nội của công ty Vĩnh Tường giúp ngôi nhà hạ nhiệt trong ngày hè

Lưu ý khi bố trí phong thủy

Để giảm nóng, ta chỉ quan tâm việc tăng “Mộc” trong ngôi nhà mà không để ý làm thế nào để hạn chế “Hỏa” thì hiệu quả cũng không nhiều. Chúng ta cần lưu ý những sai lầm sau:

  • Nhà dùng nhiều mảng kính cố định, gây ra hiện tượng bẫy nhiệt tích tụ bên trong. Việc chia nhiều phòng cũng góp phần cản gió, đồng thời gây cảm giác chật chội và ngăn cách, tạo thêm nhiều bề mặt tỏa nhiệt.
  • Trồng cây dĩ nhiên góp phần làm dịu mát, che nắng tốt, nhưng nếu trồng quá nhiều thì cũng gây ra cản gió, lưu bụi trên bề mặt lá. Cần chọn lọc loại cây trồng theo hướng nhà cụ thể, ưu tiên cho những chỗ bị nắng gắt, có phối hợp cây xanh và mặt nước.
  • Bố trí vật dụng lộn xộn thiếu quang đãng, nhất là các thiết bị máy móc tỏa nhiệt nhiều. Ngay cả rèm cửa bằng vải dày, bàn ghế nệm cũng đều là các vật tích bụi và cản gió. Mỗi khi dọn dẹp nhà cửa, bụi bặm sẽ được… tung lên mù mịt rồi tiếp tục lưu lại trên các bề mặt đồ vật gây nên nhiều nguy cơ mầm bệnh. “Nhà sạch thì mát” cần hiểu theo nghĩa đen cũng như nghĩa bóng để môi trường ở trong lành hơn.
  • Thiếu các bề mặt “mềm” như thảm cỏ, mặt nước… cũng khiến ngôi nhà dù có gió vẫn bị nóng do các bề mặt cứng như sân gạch, vỉa hè, đường sá… hấp thu nhiệt rồi phản xạ vào nhà. Do vậy, ngôi nhà “sạch” về vệ sinh và thẩm mỹ đồng nghĩa với việc chủ nhân biết chắt lọc các vật liệu, kết cấu, bố trí đồ đạc… sao cho hợp với điều kiện khí hậu chung quanh.

Trồng cây trên mái, một giải pháp hữu hiệu chống nóng, chống thấm, tăng mảng xanh đáng kể cho không gian đô thị.

Việc lạm dụng đèn mắt ếch, đèn pha và đèn chùm cũng gây ra những mảng sáng gắt và nóng. Có thể kiểm soát cường độ ánh sáng bằng cách dùng chụp đèn, dùng các bề mặt hắt sáng gián tiếp và giấu đèn trong các chi tiết trang trí như hồ cá cảnh, quầy bar… Dùng đủ đèn vào các không gian cần thiết chứ không nên bật nhiều đèn cùng một lúc vì sẽ làm nhiệt độ trong nhà tăng cao đáng kể.


Các tin khác

Lựa chọn vật liệu thông minh, tiết kiệm chi phí sửa nhà

Lựa chọn vật liệu thông minh, tiết kiệm chi phí sửa nhà

Anh Trí (Bình Chánh, TP.HCM) sở hữu căn nhà vườn khu vực ngoại ô. Tuy nhiên diện tích sử dụng chưa đủ đáp ứng cho nhu cầu của cả gia đình, nhưng nếu xây mới hoàn toàn thì anh không đủ chi phí. Sau nhiều đắn đo anh quyết định ứng dụng các giải pháp vật liệu xanh của Vĩnh Tường vào việc cải tạo ngôi nhà. Anh cho biết: “Nhờ áp dụng các giải pháp hợp lý bằng vật liệu nhẹ như thạch cao Gyproc, tấm cứng DURAflex, tôi đã tiết kiệm được chi phí cải tạo, nhà đẹp và thoáng mát, đúng như mong muốn của cả gia đình”.
5 giải pháp chống nóng cho phòng ngủ của bé

5 giải pháp chống nóng cho phòng ngủ của bé

Không khí nóng bức trong phòng ngủ sẽ khiến bé khó ngủ, mệt mỏi và dễ mắc các bệnh về hô hấp hoặc về da. Dưới đây là 5 giải pháp giúp mẹ chống nóng hiệu quả cho phòng ngủ của bé.
Giảm 20% tiền điện của điều hòa, dễ hay khó?

Giảm 20% tiền điện của điều hòa, dễ hay khó?

Nắng nóng, ngoài việc làm cho trẻ nhỏ khó chịu quấy khóc,  còn là nỗi lo của mọi gia đình vì phải sử dụng tăng cường các thiết bị điện. Tuy nhiên, phương án tăng cường các thiết bị làm mát kéo theo tình trạng chi phí tăng cao do dung điện nhiều, không phải là cách triệt để giải quyết nắng nóng.
Vật liệu xanh trong kiến trúc hiện đại

Vật liệu xanh trong kiến trúc hiện đại

Chưa bao giờ ngành Kiến trúc- Xây dựng tại Việt Nam lại nhắc nhiều đến các khái niệm: vật liệu xanh, vật liệu nhẹ, vật liệu không nung như hiện nay. Bộ Xây Dựng cũng đã ban hành thông tư về quy định sử dụng vật liệu xây không nung: công trình 9 tầng trở lên phải sử dụng tối thiểu 50% vật liệu xây không nung loại nhẹ trong tổng số vật liệu xây, các đô thị loại 3 trở lên phải sử dụng 100%, các khu vực còn lại sau năm 2015 phải sử dụng 100% vật liệu xây không nung.

 

Chống nóng mùa hè- Giải quyết nóng cho nhà từ gốc

Chống nóng mùa hè- Giải quyết nóng cho nhà từ gốc

Nắng nóng, ngoài việc lo lắng về sức khỏe, các gia đình còn thêm nỗi lo về hóa đơn tiền điện tăng cao do việc tăng cường sử dụng các thiết bị làm mát như quạt, điều hòa. Tuy nhiên, việc trả thêm chi phí cho các thiết bị làm mát liệu có phải là phương án tối ưu để giảm nhiệt cho mùa hè này không?
Giải nhiệt cho nhà mùa nắng: Lựa chọn phương án hiệu quả, tiết kiệm

Giải nhiệt cho nhà mùa nắng: Lựa chọn phương án hiệu quả, tiết kiệm

Vì sao nhà bị nóng? Mùa hè, khi nhiệt độ tăng cao, độ ẩm thấp, ánh nắng ban ngày kéo dài, đặc biệt đối với những ngôi nhà có phần mặt tiền hoặc phần lớn diện tích bề mặt quay về hướng Tây, thì phần mái và vách hấp thụ một lượng nhiệt lớn khiến cho không khí trong nhà luôn nóng bức. Nguyên nhân nhà bị nóng, có thể xoay quanh tính dẫn nhiệt và bức xạ nhiệt.
Làm chủ năng lượng để sống "xanh"

Làm chủ năng lượng để sống "xanh"

Để nhà được ấm vào mùa đông, mát vào mùa hè, cần “mặc” thêm 1 lớp áo cách nhiệt cho trần nhà & tường, giúp giảm việc hấp thu khí nóng vào trong và cả việc thất thoát nhiệt độ ra ngoài.

Giải pháp chống nóng cho trần và vách ngăn

Giải pháp chống nóng cho trần và vách ngăn

Công trình của bạn chịu nắng nóng do ở các khu vực đồng bằng và ven biển? Nhà bạn nằm ở vùng cao và nhiệt độ ban đêm xuống rất thấp? Khu vực bạn ở chịu ảnh hưởng của gió Lào? Thời tiết đang thay đổi thất thường. Đã đến lúc bạn cần Giải Pháp Chống Nóng cho Trần và Vách ngăn của Vĩnh Tường.

Giải pháp giữ nhiệt, giữ ấm trong mùa lạnh: Mặc thêm áo cho tường

Giải pháp giữ nhiệt, giữ ấm trong mùa lạnh: Mặc thêm áo cho tường

Mỗi độ trước tết, các tỉnh phía Bắc, miền Trung và Tây Nguyên lại đón một mùa lạnh trong năm. Ngoài việc mặc thêm đồ ấm, tăng cường thêm chăn mền hay lò sưởi, có một giải pháp cách nhiệt – giữ nhiệt cho ngôi nhà của bạn, giúp không gian trong phòng ấm áp thêm, tận hưởng một mùa xuân đến trong sự tiện nghi. Sau đây là giải pháp nhanh chóng, tiết kiệm và dễ thực hiện.

Tổng đài tư vấn miễn cước toàn quốc:1800-1218


CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHIỆP VĨNH TƯỜNG

Website: www.vinhtuong.com

Miền Nam:  Tầng 8 - Tòa nhà SOFIC, Số 10 Đường Mai Chí Thọ, Quận 2, Thành Phố Hồ Chí Minh

Chi nhánh Miền Bắc: Phòng 1402, Tòa nhà Lilama 10, đường Tố Hữu, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội.


Nhận thông tin từ Vĩnh Tường

Copyright © 2015 - 2024 Trần Nhà Đẹp