Khi ánh sáng đi cùng bề mặt

Dịp hoàn thiện, trang hoàng nhà cửa cuối năm cũ đầu năm mới luôn là cơ hội để gia chủ cũng như nhà thiết kế đem lại sinh khí tươi tắn, kích hoạt các nguồn năng lượng cho không gian sống. Chọn đèn trang trí vì thế không chỉ là việc chọn thiết bị chiếu sáng, mà còn là những cân nhắc, điều chỉnh ở phần không gian, giúp cho các bề mặt chiếu sáng được thẩm mỹ hơn và hợp phong thủy hơn.

Từ tương hòa đến tương phản

Theo quy luật cân bằng âm dương, ánh sáng trong nhà cần được phân bố hợp sinh hoạt và không gian tương ứng. Nếu nhà phố có nhiều tầng thì càng xuống dưới các tầng thấp (âm thịnh hơn) thì càng cần sử dụng đèn bổ sung ánh sáng vào ban ngày nhiều hơn, đồng thời cách chiếu sáng đi cùng màu sơn nội thất cũng cần những màu trung tính và sáng sủa hơn để đem lại cảm giác nhẹ nhõm và thư giãn hơn. Thực tế chứng minh cùng một loại đèn, một cách thức chiếu sáng nhưng nếu bề mặt trần, tường và sàn khác nhau thì hiệu quả thẩm mỹ và phong thủy sẽ khác biệt rõ rệt. Thông thường để đạt sự đồng điệu thì giải pháp tương hòa hay được chọn. Tuy vậy, vẫn có những trường hợp, xử lý bề mặt để chiếu sáng theo lối tương phản lại hữu dụng hơn.

Khi_anh_sang_di_cung_be_mat_1

Không gian kiểu cổ điển, sảnh thông tầng cao sẽ phù hợp dạng trần cân đối, đi cùng chiếu sáng tập trung, rực rỡ

Tương hòa là cách thứ bố trí đèn cho từng phòng có sự đồng bộ với toàn nhà về đường nét, hình khối, tông màu và phong cách. Ví dụ như nội thất chủ yếu theo lối hiện đại, bề mặt trắng sáng nhiều ( thiên về dương) thì chọn đèn nên theo gu thiết kế đương đại đơn giản, ánh sáng hắt gián tiếp mềm mại, đèn giấu đi ( tính âm nhiều hơn) để cân bằng lại. Còn khi nhà theo phong cách cổ điển, nhiều chi tiết chạm trổ thì nên chọn cách chiếu sáng theo điểm để bật lên chi tiết nhiều hơn. Thậm chí một số biệt thự, khách sạn, resort theo phong cách đồng quê đã phải tìm mua hay thiết kế riêng hệ thống đèn đúng kiểu dáng, niên đại của phong cách nội thất đó.

Nếu chọn cách thứ hai là tương phản thì dựa vào sự đối lập để nổi bật yếu tố chính, tách bạch phông nền với đối tượng chủ đạo. Ví dụ, phòng sinh hoạt, phòng trẻ em thì cần những mảng trần thạch cao uốn lượn sinh động, cần các bộ đèn dạng khối bo tròn, như một chủ ý tạo điểm nhấn khác biệt. Hoặc không gian đón tiếp là dạng tường cong ( thuộc Kim) thì đèn nên chọn dạng chùm tập trung ( thuộc Hỏa, xung khắc) để vừa đảm bảo sự nổi bật trong không gian, vừa là một cách khai thác tốt sự lan tỏa của ánh sáng lên bề mặt cong.

Khi_anh_sang_di_cung_be_mat_2

Không gian vừa phải, nội thất cổ điển sẽ hợp kiểu chiếu sáng phân tán, có điểm nhấn nhẹ và đèn đồng điệu

Khi bề mặt đặt đèn ( trần hay tường) dùng sơn hay vật liệu ốp lát sậm màu như gạch, đá, gỗ…thì đèn cần có ánh sáng mạnh, kiểu dáng nổi bật để đem lại sức hấp dẫn, tăng chiều sâu và kích thích các năng lượng sáng tạo. Còn khi không gian thuần màu trung tính theo kiểu tối giản, ít chi tiết, thì những mảng đèn rộng hoặc khe trần, vách ngăn nhẹ đục lỗ cho ánh sáng hắt ra sẽ tương hòa trong không gian hơn. Đây cũng là cách thức dẫn truyền khí và năng lượng hữu hiệu của phong thủy hiện đại.

Ánh sáng theo phương hướng và công năng

Ngoài hướng khí hậu đông- tây- nam- bắc thông thường, bố trí ánh sáng nhân tạo cho nội thất còn cần sự quan tâm đến các loại hướng sau: - Hướng giao tiếp: tùy theo giao tiếp đối nội hay đối ngoại mà sử dụng ánh sáng phù hợp. Ví dụ sảnh đón khách hướng trước nhà thì tính Dương cao, cần chọn những loại đèn rực rỡ hơn là sảnh phụ, lối đi phía sau. Hoặc trong phòng khách cũng đều có salon, ti vi, tủ kệ như phòng sinh hoạt gia đình, nhưng thiết kế trần mỗi phòng có cách thức, tầng bậc khác nhau, phòng khách có thể thêm đèn chùm để gia tăng tính nổi bật khi tập trung đông người, trong khi phòng sinh hoạt thì ít đèn hơn, ánh sáng phân tán và dịu nhẹ hơn.

Khi_anh_sang_di_cung_be_mat_3

Mảng tường thạch cao dùng đèn hắt dịu nhẹ làm chỗ dựa bình ổn tại góc sinh hoạt quây quần

Hướng phương vị: là hướng tính toán dựa theo chủ thể xem xét. Ví dụ, phòng ngủ thì vị trí nằm trên giường là chủ thể chính, các vùng chung quanh- trên đầu- dưới chân sẽ có các phương vị tốt hay xấu so với tuổi gia chủ và nhu cầu sử dụng. Từ đây suy ra kiểu chiếu sáng ứng với kiểu trần và trang trí tường thích hợp. Cụ thể, vùng tường trên đầu giường có thể dùng mảng thạch cao có đèn hắt nhẹ nhàng làm chỗ dựa ổn định, tránh dùng đèn rọi gay gắt, trực tiếp. Còn các vùng xa giường nên dùng đèn có chân đứng hay đèn thả để tạo điểm kích hoạt khí. Không thể “ rải đèn” tràn lan, đều đặn mà không chú ý đến phương vị và cấu trúc nội thất xoay quanh chủ thể.

Khi_anh_sang_di_cung_be_mat_4

Xử lý trần nhiều cấp, uốn lượn theo hành Thủy, Kim khá phù hợp tại không gian showroom, phòng sinh hoạt gia đình, phòng trẻ em

Ánh sáng theo công năng: Khác với đèn chiếu sáng cơ bản, đèn trang trí thường được chọn sau khi đã hoàn thành xây dựng để gia chủ có thể phối hợp với các thành phần khác như đóng trần, tranh ảnh, rèm cửa, bàn ghế… Ánh sáng theo các sắc độ của Ngũ hành cũng cần tương sinh hài hòa với công năng và gia chủ, ví dụ phòng ngủ vốn thuộc Mộc nên dùng ánh sáng vàng nhẹ ( Thổ ) có thể điểm thêm ánh xanh ( Thủy ), phòng làm việc nên lấy ánh sáng trắng ( Kim ) làm chủ đạo, có bổ sung ánh sáng vàng ( Thổ) để tương sinh. Gia chủ mạng Hỏa sẽ hợp hơn với ánh sáng xanh lá cây, vàng và cam, với kiểu đèn có nhiều góc nhọn, hình chóp. Trong khi người mạng Thủy sẽ thiên về ánh sáng trắng và xanh biển, kiểu trần tạo dáng mềm mại hoặc tròn ( Kim sinh Thủy) là hợp.

Khi_anh_sang_di_cung_be_mat_5

Các bề mặt trần cho phòng nghe nhạc bố trí lồi lõm sẽ phù hợp với nhu cầu trang âm và chiếu sáng theo phong cách riêng

Phong thủy có câu “ Hình nào thì Khí ấy, Khí nào thì Lý ấy” để nói lên triết lý chọn lựa biết cân nhắc giữa các nhu cầu và ham muốn, không để Hình bên ngoài át Khí bên trong, không để sự rực rỡ thu hút làm quên đi vai trò tăng cát giảm hung của các thành phần cấu thành nên nội thất.

Chuyên gia phong thủy - Kiến Trúc sư Hà Anh Tuấn Ảnh: Song Nguyên

 

Các tin khác

F5 cho trần nhà trở nên hấp dẫn

F5 cho trần nhà trở nên hấp dẫn

Hầu hết những trần nhà ngày nay đều được làm theo một cách: trần thạch cao phẳng. Đây là phương pháp đơn giản nhất, nhưng nó không thể hiện tính sáng tạo. Những đường gờ và những chi tiết trang trí khác không được thể hiện nổi bật với phương pháp này. Vì vậy bài viết này sẽ đề cập đến những phương pháp khác để cải tiến trần nhà của bạn.

Thêm chi tiết làm đẹp cho trần: Những thanh dầm mộc mạc

Thêm chi tiết làm đẹp cho trần: Những thanh dầm mộc mạc

Nhiều người hay nghĩ rằng, các thanh dầm thường mang lại sự xấu xí cho ngôi nhà nếu ta không “che chắn” nó đi. Tuy nhiên, chính bản chất xù xì của nó nếu được khéo léo “biến hóa” thì sẽ mang lại rất nhiều giá trị thẩm mỹ cho trần nhà của bạn. Điều đó được thể hiện qua các yếu tố thiết kế mộc mạc đúng bản chất của những thanh dầm thô sơ.

Nguồn cảm hứng để trang trí trần nhà với màu sắc và kết cấu mới lạ

Nguồn cảm hứng để trang trí trần nhà với màu sắc và kết cấu mới lạ

Khi chúng ta trang trí ngôi nhà, trong quá trình hoàn thiện nội thất, tường và sàn là điều đương nhiên phải chú ý. Vậy còn trần nhà thì sao? Đây là điểm thu hút không ít những khoảnh khắc ngước nhìn. Tuy nhiên, thật sự trần nhà là một điểm không mấy được ta chú ý để làm cho không gian sống thật sự tỏa sáng.

Xu hướng sống hiện đại trong không gian rộng lớn

Xu hướng sống hiện đại trong không gian rộng lớn

Xã hội phát triển, tất cả chúng ta đều muốn có một khu vực sinh sống thoáng mát, rộng lớn. Nơi mà chúng ta có thể thư giãn thoải mái sau những ngày làm việc, hoặc chúng ta có thể được nghỉ ngơi vào những ngày cuối tuần. Và với bộ sưu tập này, không gian sống hiện đại sẽ rộng mở trước mắt ta, cụ thể trong từng ngõ ngách của ngôi nhà...

Nhìn và cảm nhận: Những ý tưởng về trần đặc sắc

Nhìn và cảm nhận: Những ý tưởng về trần đặc sắc

Một lần tôi lướt qua trên mạng, đi dạo qua các hình ảnh về trang trí nhà, trần nhà chỉ để thấy những gì mà người ta sáng tạo và chia sẻ. Tôi dường như bị thu hút bởi hàng ngàn các căn phòng với những trần nhà sáng tạo thực sự, mang lại cho tôi những cảm giác mới mẻ.
Ngước mắt xem trần

Ngước mắt xem trần

Trong các giải pháp trang trí nội thất, đóng trần là dạng hay thay đổi theo thị hiếu và có nhiều ý kiến ngược chiều nhau về việc nên hay không nên đóng trần. Thực tế cho thấy, đóng trần không đơn giản là che dầm đà hay trang trí cho đẹp.

 

Trần và Sàn nhà, những điều cần lưu ý

Trần và Sàn nhà, những điều cần lưu ý

Trần nhà: Trần phải đủ cao và đủ ánh sáng. Trần thấp trong một không gian tù túng sẽ lam cho người trong nhà yếu đi vì kém khí và khiến cho họ cảm thấy bị áp lực và lâu dần bị đau đầu.

Trang trí trần nhà – tránh tai họa cho gia chủ

Trang trí trần nhà – tránh tai họa cho gia chủ

Sau một ngày làm việc mệt nhọc, tối về nằm nghỉ ngơi trên giường hoặc trên ghế sofa, mắt nhìn lên trần nhà mà thấy lòng thanh thơi, thoải mái, như ta đang rong chơi tự tại, nơi cảnh giới mênh mông không bờ bến. Đó chính là bài trí phong thuỷ, chúng ta hãy cùng nghiên cứu theo hướng dẫn dưới đây.

Trần thạch cao theo phong thủy

Trần thạch cao theo phong thủy

Khi thi công nhà thì điều quan tâm nhất của chúng ta là ngôi nhà phải vững chắc, thẩm mỹ và phù hợp với phong thủy. Để đáp ứng những nhu cầu đó chúng ta phải áp dụng một số nguyên tắc sắp đặt, cấu trúc bố cục biểu tượng màu sắc trang trí phù hợp với đặc tính, cung mệnh gia chủ.

Tổng đài tư vấn miễn cước toàn quốc:1800-1218


CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHIỆP VĨNH TƯỜNG

Website: www.vinhtuong.com

Miền Nam:  Tầng 8 - Tòa nhà SOFIC, Số 10 Đường Mai Chí Thọ, Quận 2, Thành Phố Hồ Chí Minh

Chi nhánh Miền Bắc: Phòng 1402, Tòa nhà Lilama 10, đường Tố Hữu, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội.


Nhận thông tin từ Vĩnh Tường

Copyright © 2015 - 2024 Trần Nhà Đẹp